X1 NK Pro's Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Go down

KỸ NĂNG GIAO TIẾP Empty KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Bài gửi by go19932008 21/1/2008, 12:06 pm


rất nhiều nhà tuyển dụng xem đây là
vấn đề nóng bỏng. Chính vì vậy mà trong
không ít quảng cáo tuyển dụng có ghi rõ: có
khả nǎng giao tiếp tốt, tự tin... Đã có
người nước ngoài kết luận HS-SV
Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu
3 yếu tố: sức khoẻ, thực tiễn và nǎng
lực giao tiếp. Chuyện tưởng là nhỏ, là
chuyện nói cho vui nhưng khi bắt tay vào công
cuộc tìm việc thì cũng khiến không ít kẻ
khóc người cười.
Vẫn tồn tại một nghịch lý là rất
nhiều SV tốt nghiệp loại Khá, Giỏi nhưng
khi ra trường lại tìm việc không dễ
bằng một người chỉ tốt nghiệp
loại Trung bình. Có lẽ không phải mất
thời gian lắm để tìm câu trả lời.
Điều cốt yếu đối với một người
khi đi xin việc làm ngoài bằng cấp và kết
quả học tập còn phải có những yếu
tố quan trọng khác như khả nǎng giao
tiếp kinh nghiêm thực tiễn, khả nǎng thích
ứng với công việc. Trong một kỳ thi
tuyển vào công ty FPT, nhà tuyển dụng cho chúng tôi
biết: hầu hết các ứng viên đều
tỏ ra lúng túng khi trả lời phỏng vấn. Hơn
nữa sự thiếu hụt trong hiểu biết các
vấn đề mang tính thời sự, xã hội là
phổ biến. Có lẽ điều quan trọng
nhất chính là khả nǎng chuyển hoá và áp
dụng các kiến thức đã được
học, nhưng dường như SV sau khi ra trường
lại tỏ ra lúng túng. Các ứng viên trước các
cuộc phỏng vấn thường có một sự
chuẩn bị tâm lý hết sức công phu và cố
gắng để nói một cách lưu loát nhất nhưng
mọi sự chuẩn bị nếu không xuất phát
từ khả nǎng thực có sẽ ít đem
lại kết quả. Một bản lĩnh khi giao
tiếp thể hiện được trình độ
cũng như khả nǎng của ứng viên.
Một thái độ đĩnh đạc biết làm
chủ những gì mình nói thì cho dù họ đang
ngồi phỏng vấn đi chǎng nữa thì
một kết quả tích cực là điều
tất nhiên.
Không phải bất cừ ai khéo léo trong giao tiếp xã
giao hàng ngày cũng đều thành công trong các
cuộc phỏng vấn. Điều quan trọng
nhất không phải nằm ở chỗ khéo ǎn khéo
nói mà nói phải là sự tổng hợp của
nhiều yếu tố: hiểu biết, sự tư
tin, nghiệp vụ và ngay cả việc biết
nắm bắt thái độ, mong muốn của người
phỏng vấn. Đây chính là sự nhạy cảm
không thể thiếu.
Đi tìm cǎn nguyên cho sự thiếu một khả
nǎng giao tiếp có lẽ ngoài việc mỗi cá nhân
tìm ra nhược điểm của mình còn có
một nguyên nhân chung là sự thiếu hụt các
hoạt động thực tiễn, SV hầu như không
có "đất" để thể hiện mình. Có
thể có người sẽ phản đối ý
kiến này nhưng một thực tế rằng:
chỉ một số ít SV giỏi thực sự nǎng
động mới thành công ngay từ lần phỏng
vấn đầu tiên, đa số còn lại phải
lặn lộn quá nhiều, cho tới khi gối
mỏi chân chồn rồi vẫn chưa tìm được
việc. Phải chǎng ngoài việc chuẩn bị
vốn kiến thức, kỹ nǎng làm việc
cần thiết, SV khi đi xin việc còn phải
chuẩn bị một kỹ nǎng giao tiếp theo
đúng nghĩa.
Bạn hãy lắng nghe một số "kinh nghiệm
xương máu" vì cái gọi là "thiếu
kỹ nǎng giao tiếp" này.

N.V.V (K33 Đại học ngoại
thương HN)

Đây đúng là một trở ngại đối
với tôi. Ban đầu tôi không hiểu tại sao tôi
thi nhiều như thế rồi mà vẫn không trúng
tuyển. Nhân một buổi nói chuyện với
một nhóm bạn, họ chê tôi nói nǎng lập
bập, không khúc chiết và thường diễn
đạt sai ý mình muốn nói. Tôi cho rằng nhược
điểm của tôi có lẽ là ở đây
bởi vì không có lý nào tôi tốt nghiệp loại
Khá, tiếng Anh đọc viết thông thạo, vi tính
thông thạo và có nǎng lực, nhưng ra trường
sau hơn 1 nǎm vẫn chưa tìm được
việc. Việc giao tiếp không tốt của tôi
ảnh hưởng khá nhiều tới việc
diễn đạt bằng tiếng Anh mà đi
phỏng vấn hầu hết tôi bị hỏi
bằng tiếng Anh. Sau một thời gian "điều
chỉnh" tôi cảm thấy tự tin hơn và
thực sự đã thể hiện được
đúng mình trong các cuộc phỏng vấn. Bây
giờ tôi đang làm việc cho một công ty của
Mỹ, mọi việc thật suôn sẻ. Tôi rút
được một kinh nghiệm xương máu
rằng: tự tin, nói nǎng rõ ràng, đơn
giản lại là một trong những chìa khoá của
thành công.

Lê Phương Hoa (K20 Đại
học Luật HN)

Có lẽ tôi không phải là người không biết
giao tiếp. Tôi rất thành công với các mối quan
hệ của mình nhưng lại cũng thất
bại trong khi đi xin việc mặc dù tốt
nghiệp loại Khá (rất khó đối với trường
chúng tôi) và có chút ít kinh nghiệm. Đến giờ
này tôi vẫn chưa xin được việc
mặc dù tôi đã tham gia khá nhiều cuộc
phỏng vấn. Câu hỏi của các bạn làm cho tôi
phát hiện ra một điều biết đâu
lại là chìa khoá mở cánh cửa tìm việc, trong
các cuộc phỏng vấn, tôi thường trả
lời một mạch tất cả các câu hỏi như
một bài học thuộc, hình như không có "cảm
xúc" mấy và có vẻ hơi thụ động.
Có lẽ "vấn đề" của tôi là
ở đấy. Gợi ý của các bạn có lẽ
sẽ giúp tôi "giao tiếp" một cách thành công
hơn trong những lần tới

B.V.L (K~9 Luật - ĐHKHXH&NV
Tôi hoàn toàn tự tin về khả nǎng giao tiếp
của mình, nhưng vẫn có một chuyện "đau
đớn" xảy ra. Trong một cuộc phỏng
vấn vào một công ty của Nhật, tôi đã thành
công tới phút thứ 89 nhưng lại bị nock out
ở phút cuối cùng bằn một sơ suất
hết sức ngớ ngẩn. Phỏng vấn tôi là
một người đàn ông Nhật, sau khi hỏi tôi
có thể bắt đầu công việc từ ngày nào,
ông hỏi thêm: có phải tôi cao 1.70m không? (vì trông tôi
khá cao), tôi cao hứng và thǎng hoa quá mức vì nghĩ
mình đã thành công nên đứng bật dậy,
đưa tay ngang đầu và trả lời vô cùng
tự tin: "yes, of course". Tôi không nghĩ
được rằng người phỏng vấn tôi
lại hơi "khiêm tốn" về chiều cao.
Và tôi đã "ra đi" như thế... Không
một lờ gọi tôi đi làm trở lại.

go19932008
go19932008
Quyền Trượng Hồng Ngọc
Quyền Trượng Hồng Ngọc

Tổng số bài gửi : 1021
Age : 30
Registration date : 23/12/2007

http://hoicovay.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết